Thông tin XKLĐ

“Xuất khẩu lao động Nhật Bản”, “Thực tập sinh Nhật Bản”, “Tu nghiệp sinh”, “Việc làm Nhật Bản lương cao”,… là những cụm từ đang rất “HOT” trong thị trường xuất khẩu lao động hiện nay.

Thông qua bài viết, hy vọng phần nào giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan trong vô vàn những thông tin chưa xác thực về thị trường lao động này trên mạng xã hội trước khi quyết định đăng ký tham gia chương trình. Hoặc đơn giản là tự tin trở thành “tư vấn viên” khi thảo luận cùng bạn bè về chương trình sau khi đọc bài này luôn bạn nhé 🙂

  1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản

 (Thực tập sinh) là gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là hình thức đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc theo chương trình ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam & Nhật Bản.
Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hợp pháp phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử.

  1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản, Tu nghiệp sinh Nhật Bản và Thực tập sinh kỹ năng có gì khác biệt?

Chương trình đi làm việc ở Nhật Bản có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Xuất khẩu lao động Nhật Bản, Tu nghiệp sinh Nhật Bản, Thực tập sinh kỹ năng… tuy có nhiều cách gọi khác nhau song tất cả đều là MỘT.
Hiện nay, “Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản” là tên gọi phổ biến nhất của chương trình này.

  1. Ý nghĩa của chương trình thực tập sinh đối với thanh niên Việt Nam

Mục đích của chương trình TTS kỹ năng là Nhật Bản tiếp nhận người lao động từ các nước đang phát triển đến thực tập, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ trong một thời gian cụ thể từ 01 năm hoặc 03 năm hoặc 05 năm.
Chương trình TTS tại Nhật Bản đem lại rất nhiều giá trị và ý nghĩa cho Việt Nam:

Đào tạo được một thế hệ thanh niên có tay nghề giỏi trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế tạo; có tác phong công nghiệp; có năng lực ngoại ngữ.

TTS có thể tích lũy một số vốn nhất định khoảng vài trăm triệu làm hành trang lập nghiệp sau thời gian thực tập.

Các TTS sau khi về nước có cơ hội làm việc trong các công ty, nhà máy của Nhật tại Việt Nam, tiếp tục phát triển những gì đã học được trong thời gian làm việc tại Nhật và xây dựng sự nghiệp bản thân.

Nếu thế hệ này phát huy đúng cơ hội một cách triệt để sẽ trở thành những sứ giả cầu nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tiến tới chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất vào Việt Nam.

  1. Các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản phổ biến hiện nay

Hiện nay, người có nhu cầu đi học tập và làm việc tại Nhật Bản có 2 chương trình chính để lựa chọn:

Chương trình Thực tập sinh kỹ năng
(Tu nghiệp sinh)
Chương trình
Kỹ sư
Trình độ: Tốt nghiệp cấp 3 và có độ tuổi 19-30.
Hoặc tốt nghiệp cấp 2 và độ tuổi đến 35 với một số ngành nghề như: May và xây dựng.
Trình độ: Tốt nghiệp Đại học ngành kỹ thuật tại Việt Nam và có độ tuổi 22-28.
Yêu cầu tiếng Nhật: tương đương N5-N4. Yêu cầu tiếng Nhật: Trình độ tương đương N3 trở lên.
Các ngành tuyển dụng: Cơ khí, Xây dựng, Điện tử, Chế biến thủy hải sản, Đóng gói, Nông nghiệp, Làm bánh,… Các ngành tuyển dụng: Kỹ sư cơ khí, Thiết kế máy, Ô tô, Xây dựng, Cơ-Điện tử, Tự động hóa, Điện-Điện tử, IT, Nông nghiệp.
Thời gian tham gia: 1 năm hoặc 3 năm hoặc 5 năm. Thời gian tham gia: > 3 năm.
Mức lương: Từ 28 – 35 triệu VND chưa tính tăng ca, phụ cấp. Mức lương: Từ 36 – 45 triệu VND chưa tính tăng ca, phụ cấp.
Hết hạn hợp đồng phải trở về nước. Có thể ở vĩnh trú tại Nhật.
Không được bảo lãnh người thân sang Nhật. Có thể bảo lãnh người thân sang Nhật, trở về nước trong thời gian làm việc tại Nhật (chế độ như người Nhật).
  1. Điều kiện để tham gia chương trình Thực tập sinh Nhật Bản
  • Nam, Nữ, tuổi từ 18-37
  • Tốt nghiệp Cấp2, 3; Trung cấp; Cao đẳng; Đại học
  • Nam cao từ 155 cm, nặng 50 kg trở lên
  • Nữ cao từ 150 cm, nặng 40 kg trở lên
  • Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh như: viêm gan siêu vi B, HIV, mù màu và các bệnh truyền nhiễm khác,…
  1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Bằng cấp2, 3 và bằng cấp cao nhất (bản gốc)

Sơ yếu lý lịch, Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân

Hộ chiếu (passport)

Đơn xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với trường hợp chưa kết hôn)

Đơn xác nhận hạnh kiểm

Đơn xác nhận tiền án tiền sự

Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh

Phí khám sức khỏe: Theo quy định của bệnh viện

4 ảnh 4×6 (chuẩn quốc tế: chụp nền trắng mặc sơ mi trắng (nam thắt caravat).

Đối với các ứng viên đã từng đăng ký/ tham gia đi làm việc/ du học/ giao lưu văn hóa/ du lịch/… tại nước ngoài, cần đem theo toàn bộ hồ sơ liên quan.

  1. Quy trình tham gia chương trình Thực tập sinh
  • Tìm hiểu chương trình
  • Đăng ký tham gia / Khám sức khỏe
  • Kiểm tra đầu vào
  • Phỏng vấn đầu vào
  • Khai giảng
  • Đào tạo & Định hướng trước phỏng vấn
  • Phỏng vấn với khách hàng Nhật Bản
  • Hồ sơ và thủ tục xin visa
  • Xuất cảnh đến Nhật Bản
  • Hỗ trợ 01/03/05 năm tại Nhật
  • Về nước thanh lý hợp đồng
  • Tư vấn chọn việc làm tại Việt Nam
  1. Những đơn hàng xuất khẩu lao động nào dành cho Nam và Nữ?

Từ năm 2018 Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 77 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài.

Dành cho Nam

  • Cơ khí (Hàn, Tiện, Phay, Bào, Dập, Sơn, Đúc, Khuôn mẫu,…)
  • Xây dựng (Lắp đặt cốt thép, Giàn giáo, cốp pha, Trang trí nội thất
  • Nông nghiệp
  • Điện tử
  • Kiểm tra sản phẩm (Sản phẩm cơ khí, Ép nhựa)
  • Chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản

Dành cho Nữ

  • Lắp ráp điện tử
  • In ấn
  • Đóng gói công nghiệp
  • Đúc đồ nhựa
  • Làm thùng carton
  • Thực phẩm
  • Nông nghiệp
  • Thủy sản
  • Cắt tỉa rau củ
  • Trang trí món ăn
  • Trồng nấm
  • May mặc,…
  1. Lương tháng khi đi XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu?

Mức lương cơ bản mà người lao động nhận được thường từ 28 – 35 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản, chưa trừ ăn uống, chưa tính việc làm thêm (tăng ca).

  1. Bị bệnh gì không được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản?
  • Theo quy định hiện nay, có 13 loại bệnh không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bao gồm:
  • Сáс bệnh về mắt: quáng gà, thiên đầu thống, viêm thần kіnh thị giác, thоáі hóa võng mạс, đục nhân mắt, viêm màng bồ đào, các bệnh về mắt сấр tính cần рһảі điều trị, ѕụр mi từ độ III trở lên, mắt có thị lực có kính 8/10.
  • Bệnh về cơ хương khớp: loãng xương nặng, cụt chi, thoái hóa cột sống giai đoạn 3, viêm xương, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh về tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, suy tim, suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, người bị di chứng tai biến mạch máu não, loạn nhịp hoàn toàn, viêm cơ tim, người mang máy tạo nhịp tim, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Bệnh về phổi: lao phổi, tràn dịch màng phổi, xơ phổi, hen phế quản, ung thư phổi, tâm phế mãn, viêm dày dính màng phổi, khí phế thũng, áp xe phổi, tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính.
  • Bệnh về đường tiêu hóa: viêm gan A-B-C, loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị, xơ gan – ung thư gan, vàng da, áp xe gan, lách to, sỏi mật.
  • Bệnh về da lіễu: các loại хăm trổ trên ԁа, bệnh vảy nến, bệnh һệ thống tạo kео, bệnh phong trоng thời gian сòn điều trị & di chứng tàn tật độ 2, vảy rồng, nấm sâu hay nấm hệ thống, bệnh lậu cấp & mạn, viêm ԁа mu, viêm ԁа mủ hoại tử, HIV/AIDS, các bệnh lâу nhiễm qua đường tình dục như giang mai, bệnh lậu cấp, bệnh hạ cam mềm.
  • Bệnh về nội tiết: u tuyến thượng thận, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, đái nhạt, cường hoặc suy tuyến giáp.
  • Các bệnh về thận và tiết niệu: suy thận, sỏi đường tiết niệu, thận hư nhiễm, mỡ thận đa u thận, viêm thận bể thận cấp hoặc mãn tính, viêm cầu thận cấp và mãn tính.
  • Bệnh về thần kinh: liệt một hoặc nhiều chi, rối loạn vận động, di chứng bại liệt, động kinh, u não, bệnh tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, thoát vị đĩa đệm cột sống, xơ cứng cột bên teo cơ, Parkinson, bệnh u tuyến ức.
  • Bệnh về tâm thần: rối loạn cảm xúc, histeria, tâm thần phân liệt, nghiện ma túy và nghiện rượu.
  • Bệnh liên quan đến sinh dục: u nang buồng trứng, ung thư vú, u sơ tuyến tiền liệt, ung thư dương vật & bàng quang, ung thư cổ tử cung, sa sinh dục.
  • Bệnh về tai mũi họng: viêm xoang, viêm tai giữa chưa ổn định, u hoặc ung thư vòm họng, trĩ mũi.
  • Các bệnh về răng hàm mặt: dị tật vùng hàm mặt, các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khỏe và công tác.
  1. Vay vốn ngân hàng để đi xuất khẩu lao động

Người lao động chuẩn bị xuất khẩu lao động, gia đình gặp khó khăn có nhu cầu vay vốn, có thể liên hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng chính sách tại địa phương. Để tiến hành vay vốn, điều kiện tiên quyết chính là bạn đã đậu phỏng vấn và có ký hợp đồng lao động.
Hiện nay tại các tỉnh đều có chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tùy mỗi địa phương mà số tiền các bạn được vay có thể là 50%, 70% hoặc 100%. Thông tin chi tiết người lao động có thể liên hệ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương mình sinh sống để trao đổi chi tiết.

  1. Những điều cần chú ý khi sống và làm việc tại Nhật
  • Luôn mang theo giấy tờ tùy thân quan trọng như: Thẻ cư trú; Bản sao hộ chiếu; Sổ ghi địa chỉ và điện thoại liên hệ cần thiết như: thông tin công ty tiếp nhận, thông tin công ty Việt Nam phái cử bạn đi làm việc,…
  • Làm đúng công việc theo thoả thuận trong hợp đồng ký với doanh nghiệp.
  • Tuân thủ các điều kiện và nội quy nơi làm việc.
  • Không tự ý và cũng không nghe theo lời dụ dỗ rời bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động đã ký.
  • Từ chối làm những công việc ngoài giấy phép, ngoài hợp đồng. Vì khi cảnh sát phát hiện bạn làm việc ngoài phạm vi hợp đồng thì bạn sẽ bị phạt, bắt giữ và bị trục xuất về nước.
  • Khi có tranh chấp về quan hệ lao động với người sử dụng lao động hoặc bị xâm hại danh dự, nhân phẩm, thân thể phải thông báo ngay cho doanh nghiệp đưa đi và Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật để được hỗ trợ kịp thời.
  • Tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của Nhật Bản.
  • Về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng thời gian quy định của pháp luật Nhật Bản.
  • Giữ gìn đạo đức, danh dự của người lao động Việt Nam.
  • Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghề nghiệp, hiểu biết văn hóa của người dân bản địa.
  • Học hỏi và rèn luyện tiếng Nhật để giao tiếp với nguời sử dụng lao động và những người xung quanh.
  • Chú ý đến an toàn lao động, phòng tránh tai nạn lao động.
  • Hãy thận trọng khi ký, điểm chỉ vào những giấy tờ mà bạn không nắm được nội dung.
  • Giữ lại một số tiền cần thiết để tiêu dùng khi khẩn cấp.
  • Nếu gặp rủi ro, bạn cần tìm tới sự trợ giúp của: Đại diện doanh nghiệp đã ký hợp đồng với bạn; Đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại; Cơ quan phái cử bạn sang Nhật; người thân,… để được hỗ trợ kịp thời.
  1. Cơ hội làm việc sau khi tham gia chương trình Thực tập sinh tại Nhật về nước?

Có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn TTS trở về nước như: phiên dịch, giáo viên tiếng Nhật, làm việc trong các nhà máy Nhật Bản tại Việt Nam,…
Do đó, ngoài tiếng Nhật, chúng tôi còn đào tạo định hướng sự nghiệp:
Định vị bản thân – xác lập mục tiêu sự nghiệp rõ ràng trước khi sang Nhật làm việc.
Chia nhỏ mục tiêu – lập kế hoạch thực hiện trước khi phái cử sang Nhật làm việc.